Bị thối móng chân phải làm sao?

Thối móng chân, móng chân mưng mủ hay sưng khoé chân đều là cách nói hình tượng để mô tả biểu hiện của bệnh móng chọc thịt khi đã nhiễm trùng.
{tocify} $title={Nội dung bài viết}

Thối móng chân là gì?

Đa phần bệnh thối móng chân thường gặp ở ngón chân cái là chủ yếu, tất cả những ngón khác đều có nguy cơ và có thể bị nhưng ít gặp hơn.
Dưới đây là một trường hợp bị cả ngón 1 và ngón 2 trên cùng 1 bàn chân.
Thối 2 móng chân hơn 1 năm nay
Thối 2 móng chân hơn 1 năm nay

Bệnh nhân chưa có thời gian đi khám mà chỉ tự vệ sinh và cắt móng tại nhà, tình trạng ngày càng xấu và ngày càng đau nhức nhiều và chảy mủ nên quyết định đi khám để tiểu phẫu điều trị thối móng chân.

Phẫu thuật chữa thối móng chân

Tiểu phẫu điều trị thối móng chân
Tiểu phẫu điều trị thối móng chân

Sau khi tiểu phẫu lấy bỏ phần mô mềm hoại tử + móng hư
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt lọc để lấy bỏ phần móng hư và mầm móng (không bị mọc lại) đồng thời tạo hình khoé chân để sau này khoé chân không sâu xuống dưới nữa.

Tiếp đó là khâu lại vết mổ, băng vết mổ cẩn thận với gạc vô trùng nữa là hoàn thành cuộc phẫu thuật.

Chữa móng chân thối triệt để
Phần móng chân cắm sau bên trong và các mô hoại tử đã lấy ra
Sau khoảng 30 phút tiểu phẫu, 2 ngón chân đã được tiểu phẫu xong. Bây giờ chỉ chờ hồi phục thôi nhé :)

Việc chăm sóc vết mổ cho đến khi cắt chỉ là công đoạn hết sức quan trọng, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể sau khi mổ.

Nguyên tắc chung là HẠN CHẾ VẬN ĐỘNG, giữ vết mổ SẠCH và KHÔ.
Thông thường 2 tuần sau tiểu phẫu sẽ cắt chỉ. Sau 1 tháng có thể đi lại và sinh hoạt bình thường.
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Telegram, Viber).

Mới hơn Cũ hơn