Lấy khóe chân là một phương pháp làm đẹp lâu đời phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt là trong các nền văn hóa đông nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
{tocify} $title={Nội dung bài viết}
{tocify} $title={Nội dung bài viết}
Tuy nhiên, việc lấy khóe chân không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn mang lại nhiều hậu quả cho sức khỏe của người thực hiện nếu làm không đúng cách hoặc lạm dụng việc này.
Lấy khóe khiến móng chân biến dạng
Một trong những hậu quả đáng lo ngại của việc lấy khóe chân là làm cho tình trạng khóe chân ngày càng nặng và có thể dẫn đến nhiễm trùng móng thậm chí là xương ngón chân.
Hình ảnh khóe chân 2 ngón cái khi bệnh nhân đến tiểu phẫu |
Ngoài ra, người lấy khóe chân có thể gặp phải các vấn đề về cân bằng, di chuyển và chịu đựng, đặc biệt là khi phải đứng lâu hoặc di chuyển trên địa hình khó khăn.
Việc điều trị trở nên khó khăn hơn
Hậu quả khác của việc lấy khóe chân là các vấn đề về sức khỏe tâm lý. Có nhiều trường hớp đến mình tiểu phẫu với tình trạng móng bị biến dạng nặng nề do đã bị quá lâu (có người hơn 10 năm) nhưng không điều trị mà chỉ lấy khóe ở tiệm hoặc tự cắt tại nhà.
Sau 5 năm tiểu phẫu để "cứu" lại cặp móng chân |
Trường hợp trong hình này là chị ấy bị móng chọc thịt gần 10 năm, chị thường tự lấy khóe nhưng sau đó khóe càng ngày càng sâu nên chị phải ra tiệm lấy.
Khi đến tiểu phẫu chị rất đau và khó chịu, mong muốn bác sĩ tháo bỏ luôn móng chân 2 con cái cho khỏe - vì đã quá vất vả với những phiền phức nó mang lại.
Điều trị sớm sẽ có kết quả tốt hơn
Tuy nhiên, sau khi nghe giải thích thì chị không còn ý định tháo bỏ móng nữa mà chấp nhận tiểu phẫu để rút bỏ móng cũ, tạo hình lại khóe chân và chờ móng mới mọc ra.
Chị ấy phản hội lại kết quả sau 5 năm tiểu phẫu |
Và sau hơn 5 năm chị đã vui vẻ với diện mạo mới của cặp móng, nếu chị tiểu phẫu sớm hơn thì chắc chắn móng sẽ đẹp hơn nữa.