Khi nào nên đưa bé đi chữa móng chọc thịt ?

Nếu một ngày bạn phát hiện ra con mình, móng chân bị sưng đỏ, phần móng chọc một phần hoặc toàn phần vào thịt xung quanh thì cần phải đi khám bác sĩ ngay,
nếu không sẽ khiến cho tình trạng trở nên nguy hiểm, gây viêm nhiễm khó điều trị sau này.
{tocify} $title={Nội dung bài viết}

Móng chọc thịt ở trẻ

Mong-choc-thit-o-tre-nho
Móng chọc thịt ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu bé bị móng chọc thịt

Khi móng phát triển có xu hướng quặp chặt vào thịt khiến cho bé luôn cảm giác đau nhức, mưng mủ, sưng tấy, quấy khóc thường xuyên.
Khi đi giày hoặc tất sẽ khiến bé khó chịu, đi khập khiễng, mặt nhăn nhó, nên bạn cần phải để ý đến các biểu hiện của bé.

Móng chọc vào thịt thì phần da xung quanh móng sẽ bị sưng đỏ, có mủ trắng và khi vỡ ra sẽ có chất nhầy màu vàng.
Tình trạng này do rất nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do vệ sinh hoặc cắt móng không đúng cách, mang giày dép chật... đôi khi là tự bị như vậy chứ không có nguyên nhân nào rõ ràng.

Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ

Tuỳ tình trạng của móng cũng như kiến thức chăm sóc của cha mẹ mà bạn có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà hoặc đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện bất thường ở móng của trẻ.

Sau khoảng 1 tuần theo dõi (hoặc tuỳ tình trạng cụ thể) mà bé không có dấu hiệu khỏi thì nên đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để biết rõ tình trạng cũng như tránh vùng tổn thương lan rộng.

Ở trẻ, việc phẫu thuật ít được thực hiện hơn ở người lớn, tới thời điểm hiện tại (2019) mình vẫn chưa phẫu thuật móng chọc thịt cho bất kỳ trường hợp trẻ em nào, chủ yếu vẫn là hướng dẫn cách vệ sinh và chăm sóc móng mà thôi.

Vì móng chân của trẻ còn mềm, tổn thương thường không sâu và thường rất nhanh lành nếu chăm sóc và vệ sinh đúng cách.

Mặt khác, việc tiểu phẫu cho trẻ thường khó khăn hơn người lớn vì trẻ còn nhỏ nên khó hợp tác để thực hiện phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu cần, các bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách và cắt bỏ phần móng chọc thịt để ngăn không cho tái phát trở lại.

Đây chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nên bé sẽ nhanh hồi phục trở lại sau một thời gian ngắn.

Sau tiểu phẫu móng chọc thịt, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để chống phù nề, kháng sinh, giảm đau để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Ngăn ngừa móng chọc thịt như thế nào

Cắt móng cho bé đúng cách và mang giày tất vừa vặn với chân bé sẽ giúp hạn chế tối đa việc xảy ra tình trạng móng chọc thịt.
Đồng thời, cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự phát triển của chân bé để có những thay đổi kích cỡ giày dép phù hợp.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh móng chọc thịt ở trẻ nhỏ và cách chữa trị hiệu quả nhất và sớm có kế hoạch điều trị bình phục trở lại.

Tuy nhiên, bạn nên tìm đến bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, uy tín, tận tâm để bé không cảm thấy đau đớn, khó chịu khi khám chữa cũng như tránh những biến chứng xấu không đáng có.
Bs. Thanh Tùng

Liên hệ: 0763.237.138 (Zalo, Telegram, Viber).

Mới hơn Cũ hơn